Tất tần tật những điều cần biết về lễ ăn hỏi của người Việt

Đám cưới là chuyện quan trọng, đánh dầu bước ngoặt lớn trong cuộc đời mỗi người. Trong phong tục cưới hỏi của người Việt thông thường sẽ bao gồm 3 bước đó là: dạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ cưới. Ở bài viết này, Juliette sẽ giới thiệu đến bạn những điều cần biết về lễ ăn hỏi của người Việt.

Lễ ăn hỏi là gì?

Lễ ăn hỏi hay còn có cái tên khác là lễ đính hôn là một trong những phong phục hôn nhân truyền thống của người Việt. Đây là một nghi lễ thông báo việc hứa gả giữa hai bên gia đình sau khi đôi trẻ quyết định đến với nhau.

Lễ ăn hỏi là một trong những phong tục trong đám cưới của người Việt
Lễ ăn hỏi là một trong những phong tục trong đám cưới của người Việt

Lễ ăn hỏi đánh dấu việc nàng sắp sửa theo chàng về dinh, bố mẹ nàng cũng sẽ là bố mẹ chàng và ngược lại. Gia đình nhà trai sẽ mang lễ vật sang nhà gái và chính thức xin làm rể mới của gia đình.

Thành phần tham gia bao gồm những ai?

Theo truyền thống cưới hỏi của người Việt thì nhà trai sẽ mang lễ vật sang nhà gái. Những người tham gia trong đoàn nhà trai bao gồm: chú rể, cha, mẹ, ông bà, bạn bè, người thân trong gia đình. Bên cạnh đó, nhà trai sẽ lựa chọn ra một số thanh niên ưu tú, chưa kết hôn để bê lễ. Số người bê lễ phải là số chẵn như 3, 5, 7, 9 hoặc 11.

Đoàn dẫn lễ sẽ được chỉnh chu trước khi tiến vào nhà gái
Đoàn dẫn lễ sẽ được chỉnh chu trước khi tiến vào nhà gái

Thành phần tham gia bên nhà gái bao gồm: cô dâu, bố, mẹ, gia đình, ông bà và một số bạn nữ đỡ lễ. Tương tự, nhà gái cũng phải chọn ra các những bạn nữ chưa lấy chồng và tương ứng với số người bê lễ của nhà trai để đỡ lễ.

Lễ vật cần chuẩn bị trong lễ ăn hỏi

Lễ vật là thứ không thể thiếu trong ngày lễ ăn hỏi. Tùy thuộc vào văn hóa mỗi vùng miền sẽ có sự chuẩn bị khác nhau. Tuy nhiên, bạn cần chú ý những lễ vật nhất định phải có sau đây!

  • Trầu cau: Từ xa xưa, trầu cau là một trong những lễ vật không thể thiếu trong mọi nghi lễ của người Việt. Trong lễ ăn hỏi cũng vậy, trầu cau biểu tượng cho tình yêu son sắt, là lời nguyện thề sống đến đầu bạc răng long của đôi uyên ương.
  • Bánh xu xê và bánh cốm: Đây là hai loại bánh truyền thống của người Việt. Bánh phu thê tượng trưng cho Dương, bánh Cốm tượng trưng cho Âm.
  • Rượu và thuốc: Đây là lễ vật tượng trưng cho sự hiếu thảo của con cháu dâng lên tổ tiên.
  • Cặp bánh chưng, bánh giày: bánh chưng tượng trưng cho Âm và bánh giày tròn tượng trưng cho Dương.
  • Trà và mứt sen: Tượng trưng cho con cái, là kết quả của một tình yêu đẹp.
  • Hoa quả tươi: Lễ vật tượng trưng cho sự ngọt ngào của tình yêu đôi lứa, thể hiện lời chúc phúc trăm năm đối với đôi trẻ.
Lễ vật là thứ không thể thiếu trong lễ ăn hỏi
Lễ vật là thứ không thể thiếu trong lễ ăn hỏi

Ngoài ra, một số gia đình thường chuẩn bị thêm một số lễ vật khác như: lợn quay sữa, quả nem hay tiền mừng cưới….

Các bước trong thủ tục làm lễ ăn hỏi

Hai bên xem ngày, quyết định ngày, giờ đẹp để làm lễ ăn hỏi. Nhà trai tiến hành dẫn lễ sang nhà gái sao co kịp giời đẹp. Khi đến nhà gái, ông bà và những người trưởng bối trong dòng họ sẽ đi trước cùng đội bê lễ. Sau khi màn trao lễ kết thúc, thường thì đội bê lễ sẽ ra ngoài ngồi, cùng ăn kẹo và trò chuyện cùng đội bên nhà gái.

Nhà gái sẽ nhận lễ từ nhà trai thể hiện sự chấp thuận
Nhà gái sẽ nhận lễ từ nhà trai thể hiện sự chấp thuận

Bên gia đình chú rể sẽ được mời dùng nước và giới thiệu các thành viên trong gia đình. Người đại diện bên nhà trai sẽ đứng dậy phát biểu về hôn sự của đôi bạn trẻ, sự hân hạnh vì được kết giao thông gia với bên nhà gái. Phía bên nhà gái sẽ nói lời cảm ơn và nhận lễ. Tiếp theo, mẹ chú rể sẽ đến và mở tráp trước sự chứng kiến trước hai bên gia đình.

Cô dâu sẽ ngồi trong phòng cho đến khi được chú rể hoặc mẹ dắt ra, đôi trẻ cùng nhau chào hỏi các thành viên hai bên gia đình. Chú rể sẽ tiến hành rót trà để mời chủ hôn cũng như đại diện hai bên.

Cô dâu mời nước hai bên thể hiện lòng hiếu thảo và kính trọng
Cô dâu mời nước hai bên thể hiện lòng hiếu thảo và kính trọng

Tiếp theo, mẹ cô dâu sẽ chọn một trong những lễ vật mà nhà trai mang đến và cùng làm lễ nạp tài lên bàn thờ tổ tiên. Đôi uyên ương sẽ cùng nhau khấn vái để bày tỏ lòng thành kính và sự biết ơn đến ông bà tổ tiên. Cuối cùng, hai bên sẽ ngồi lại nói chuyện, uống nước và cùng nhau thống nhất về ngày cưới cho đôi trẻ.

Sau khi lễ ăn hỏi kết thúc, nhà gái sẽ để lại một ít lễ vật cho nhà trai được gọi là lễ “lại quả”. Lễ vật còn lại, nhà gái sẽ đem chia cho người thân, bạn bè để làm quà biếu. Điều này có ý nghĩa rằng “cô gái đã có nơi chốn” đối với mọi người.

Xã hội ngày càng phát triển, các nghi lễ truyền thống ngày càng được rút ngắn. Tuy nhiên, nét đẹp văn hòa dân tộc thì vẫn sẽ mãi mãi bền vững. Hi vọng bạn đọc sẽ có cái nhìn chi tiết hơn về phong tục lễ ăn hỏi của người Việt.

>>> Có thể bạn quan tâm: Nên hưởng tuần trăng mật ở đâu thì vừa ngọt ngào lại lãng mạn?

Bài viết liên quan

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *