Lễ rước dâu trong truyền thống cưới hỏi của người Việt

Các nghi thức trong cưới hỏi truyền thống của người Việt mang đậm nét văn hóa dân tộc. Trong đó, lễ rước dâu là một trong những bước không thể thiếu. Cần chuẩn bị những gì cho lễ rước dâu? Trình tự thực hiện nghi lễ này được diễn ra như thế nào? Hãy cùng Juliette tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Trình tự thực hiện nghi lễ rước dâu truyền thống

1. Lễ Xin Dâu

Tùy theo phong tục của từng vùng miền, nhiều nơi sẽ tách riêng lễ xin dâu và lễ đón dâu nhưng cũng có nơi gộp hai thủ tục này thành một. Do đó, chúng tôi sẽ tóm tắt một số nghi thực chính trong lễ xin dâu để bạn đọc hiểu hơn.

Nhà trai sẽ đến nhà gái sớm hơn giờ đẹp mà gia đình hai bên đã định để làm lễ rước dâu. Vị đại diện nhà trai sẽ mang khay trầu và rượu vào trong để làm lễ xin dâu. Sau đó, vị đại diện nhà gái sẽ đứng ra nhận lễ, đặt lên bàn thờ gia tiên và thắp nén hương báo cáo với ông bà tổ tiên. Việc làm này có ý nghĩa rằng như lời chấp thuận đồng ý cho cô dâu về nhà chồng.

Lễ rước dâu là bước quan trọng trước khi đám cưới diễn ra
Lễ rước dâu là bước quan trọng trước khi đám cưới diễn ra

Đối với trường hợp cả hai gia đình thống nhất nhập lễ xin dâu và lễ rước dâu vào làm một thì thời gian diễn ra nghi thức này sẽ nhanh hơn. Đại diện nhà trai sẽ cùng rể phụ vào nhà gái để gặp vị chủ hôn nhà gái và xinh phép được làm thủ tục xin dâu. Công việc này sẽ chỉ diễn ra trong 2 – 5 phút để nhường chỗ cho lễ Đón Dâu.

2. Hai bên gia đình chào hỏi nhau và tuyên bố lý do

Sau khi hoàn thành lễ xin dâu, đại diện nhà trai sẽ bước ra ngoài và mời toàn thể người có mặt trong buổi dẫn dâu vào trong nhà. Người chủ hôn sẽ đứng dậy giới thiệu những thành phần tham gia trong buổi lễ và trình bày lý do đến đây.

Khi nhà trai phát biểu xong thì đại diện nhà gái cũng có phần phát biểu đáp trả, bày tỏ sự chấp thuận. Hai bên gia đình vừa nói chuyện, vừa ăn kẹo và uống trà để không khí bớt căng thẳng, thêm phần vui vẻ.

3. Cô dâu ra mắt gia đình hai bên

Sau khi hai bên gia đình chào hỏi và phát biểu lý do có buổi gặp mặt ngày hôm nay thì nhà gái sẽ cho phép chú rể lên phòng đón cô dâu xuống. Tuy nhiên, tùy thuộc vào phong tục của từng vùng miền, nhiều gia đình sẽ không cho chú rể lên đón mà thay vào đó là mẹ hoặc gì cô dâu. Chú rể sẽ trao bó hoa cưới cho cô dâu và dẫn nàng ra ngoài cùng trò chuyện và làm lễ.

Cô dâu ra mắt họ hàng hai bên trong lễ rước dâu
Cô dâu ra mắt họ hàng hai bên trong lễ rước dâu

4. Đôi uyên ương thực hiện nghi lễ thắp hương gia tiên

Sau khi dẫn cô dâu ra bên ngoài, đôi uyên ương sẽ cùng nhau rót nước mời bố mẹ và các bậc cao niên hai bên gia đình. Tiếp theo, bố mẹ cô dâu sẽ hướng dẫn đôi bạn trẻ cách thắp hương lên bàn thờ gia tiên, bày tỏ lòng thành kính và biết ơn đến tổ tiên. Trong phong tục cưới hỏi của người miền Nam thì nghi lễ này cần có sự chuẩn bị cầu kỳ hơn một chút. Đó là nhà trai sẽ phải chuẩn bị một đôi nến to có hình long phụng để thắp lên bàn thờ nhà gái. Bên cạnh đó, nhà gái cũng cần có sự chuẩn bị cặp chân nến phù hợp như đã bàn bạc từ trước.

5. Gia đình nhà gái dặn dò cô dâu trước khi về nhà chồng

Mẹ cô dâu sẽ trao một số quà cho cô dâu để làm của hồi môn và dặn dò một số điều để làm sao cho cuộc sống sau hôn nhân của đôi trẻ được hòa thuận. Sau đó, đại diện nhà trai sẽ đứng dậy phát biểu và xinh phép được đón cô dâu về nhà chồng.

Theo phong tục của một số nơi thì cô dâu sau khi bước ra khỏi cửa nhà thì không được phép ngoái lại. Vì theo quan niệm của cha ông thì việc làm này sẽ khiến cô dâu quá lưu luyến, dễ quay lại nhà bố mẹ đẻ khi đã về nhà chồng.

Lễ rước dâu trong truyền thống cưới hỏi của người Việt 1

Sau khi lễ đón dâu kết thúc, nàng sẽ theo chàng về dinh. Bên cạnh đó, một số thành viên trong gia đình nhà gái sẽ cùng đi đến nhà trai để tham dự lễ thành hôn của đôi bạn trẻ. Theo truyền thống của người Việt, bố cô dâu sẽ là người đưa con gái về nhà chồng. Mẹ đẻ sẽ không được đưa dâu vì tình cảm của hai mẹ con quá thân thiết, khó chia lìa.

6. Hôn lễ tại nhà trai

Trong thời gian đoàn rước dâu đang trên đường về, người bên nhà trai sẽ chuẩn xong mọi thứ để đón cô dâu. Khi đến nhà trai, đôi uyên ương sẽ được chào đón nồng nhiệt, hoan hỉ của những người thân và bạn bè, hàng xóm. Chú rể sẽ dẫn cô dâu vào trong để làm lễ thành hôn. Lúc này, đại diện nhà trai sẽ đứng dậy phát biểu về các thành viên có mặt trong buổi lễ, tương tự nhà gái cũng vậy. Sau đó, đôi uyên ương sẽ cùng nhau thắp hương lên bàn thờ gia tiên.

Đôi trẻ thực hiện hôn lễ tại nhà trai theo phong tục từng nơi
Đôi trẻ thực hiện hôn lễ tại nhà trai theo phong tục từng nơi

Tiếp theo, đại diện nhà trai sẽ đưa cô dâu và chú rể vào xem phòng tân hôn. Việc làm này có ý nghĩa rằng muốn cho câu dâu thấy được hoàn cảnh của nhà trai, nơi mà đôi trẻ sẽ gắn bó với nhau đến suốt cuộc đời.

Theo quan niệm của người xưa thì người trang trí phòng cưới, đặc biệt là người trải giường tân hôn cần phải là một người phụ nữ trong gia đình họ nhà trai thực hiện. Người này cân có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, no đủ, khuôn mặt phúc hậu và phải sinh được cả con trai lẫn con gái. Điều này sẽ đem đến cuộc sống chan hòa, hạnh phúc, con đàn cháu đống dành cho đôi trẻ.

7. Đôi uyên ương mời nước gia đình

Sau khi ghé thăm phòng tân hôn, đôi uyên ương sẽ ra ngoài và rót nước mời các vị khách đến dự lễ. Nhà gái sẽ dặn dò cô dâu những điều cần thiết về cuộc sống hôn nhân sau này.

Đôi uyên ương sẽ tiếp tục tham dự lễ thành hôn theo sự tổ chức của gia đình họ nhà trai cho đến khi lễ thành hôn kết thúc.

Lễ rước dâu trong truyền thống cưới hỏi của người Việt 2

Những điều cần lưu ý khi thực hiện lễ rước dâu

Để có được một buổi lễ đón dâu tốt đẹp nói riêng và lễ kết hôn trọn vẹn nói chung thì việc đến đúng giờ đẹp luôn là vấn đề cần ưu tiên số 1. Giờ Hoàng Đạo thật sự tốt cho hôn nhân bởi đây là giờ tốt cho cả mệnh của cô dâu và chú rể. Thực hiện nghi lễ đúng giờ đẹp giúp chúng ta yên tâm hơn trong việc tránh phạm phải những điều không may mắn.

Cần có kế hoạch rõ ràng, thời gian dự tính chính xác để không bị “quá giờ” hoặc “quá sớm”. Nhiều gia đình khắt khe, có khi nhà chú rể đến trước giờ rước dâu sớm 1 – 2 tiếng nhưng vẫn phải ở ngoài cửa chờ, phải đến giờ đẹp mới được vào làm lễ rước dâu.

Lễ rước dâu trong truyền thống cưới hỏi của người Việt 3

Mỗi vùng miền, địa phương sẽ có phong túc đón, rước dâu khác nhau. Do đó, cô dâu và chú rể cần bàn bạc thật kỹ về những yêu cầu của gia đình hai bên để “thuận lòng” hai họ.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Juliette về nghi lễ đón dâu trong truyền thống cưới hỏi của người Việt. Hi vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu hơn về nghi thức văn hóa này!

>>> XEM THÊM: Lễ dạm ngõ trong phong tục cưới hỏi của người Việt

Bài viết liên quan

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *