Những điều cần biết về nghi thức lễ cưới công giáo

Việt Nam là một đất nước có nền văn hóa đa dạng và phong phú. Mỗi dân tộc, vùng miền, tôn giáo đều có nét riêng và trong nghi thức cưới hỏi cũng vậy. Ở bài viết này, Juliette xin gửi đến bạn đọc những điều cần biết trong nghi thức lễ cưới công giáo để bạn có thêm thông tin tham khảo.

1. Chuẩn bị, trang trí bàn thờ Chúa và bàn thờ gia tiên

Mặc dù đa phần người theo đạo Công Giáo không có bàn thờ gia tiên nhưng đối với nhiều người Việt thì đó vẫn là một phần trong tiềm thức từ lâu. Bạn cần bày một chiếc bàn thờ nhỏ bên dưới bàn thờ Chúa và bài trí đủ một số thứ cần thiết như: hoa quả, đèn, lư đồng và 3 nén hương để thể hiện sự kính nhớ đến ông bà, tổ tiên.

Trang trí bàn thờ Chúa lộng lẫy là điều không thể thiếu
Trang trí bàn thờ Chúa lộng lẫy là điều không thể thiếu

Nếu như trong nghi lễ đám cưới truyền thống thì việc trang trí bàn thờ gia tiên là điều không thể thiếu thì việc trang hoàng bàn thờ chúa cũng làm tương tự như vậy. Hôn lễ của hai người sẽ được Chúa chứng giám, do đó cần trang trí bàn thờ Chúa thật lộng lẫy để thể hiện sự tôn kính, không gian trang nghiêm trong lễ cưới. Một trong những lưu ý đối với việc trang trí bàn thờ Chúa đó là bạn không nên đặt đĩa hoa quả, bên cạnh đó, nên treo những câu khẩu hiệu về tình yêu bên công giáo.

2. Học giáo lý tiền hôn nhân

Đây được xem là bước không thể thiếu trong nghi thức lễ cưới công giáo. Nếu cả cô dâu và chú rể đều theo đạo thì việc học giáo lý sẽ có phần “khắt khe” hơn. Đôi uyên ương sẽ phải học giáo lý tiền hôn nhân từ 3 – 6 tháng theo quy định của nhà thờ.

Đôi trẻ sẽ tiến hành học giáo lý tiền hôn nhân từ 3 - 6 tháng trước khi cưới
Đôi trẻ sẽ tiến hành học giáo lý tiền hôn nhân từ 3 – 6 tháng trước khi cưới

Đối với trường hợp chỉ cô dâu/chú rể theo đạo thì hôn lễ sẽ diễn ra nhanh gọn hơn và không quá cầu kỳ trong nghi thức. Đây được gọi là “phép chuẩn” chứ không như “Thánh lễ hôn phối chính thống” như thường lệ.

3. Địa điểm tổ chức lễ cưới

Trong nghi thức lễ cưới công giáo, địa điểm tổ chức lễ cưới bắt buộc phải là nhà thờ giáo xứ của bên nam hoặc bên nữ. Nếu trong trường hợp bất đắc dĩ phải tổ chức ở một nhà thờ khác thì cần có sự đồng ý của Cha Xứ ở một trong hai nhà thờ. Bên cạnh đó, phải có giấy ủy quyền gửi đến Cha Xứ của nhà thờ mà đôi uyên ương muốn tiến hành làm nơi tổ chức hôn lễ.

Những điều cần biết về nghi thức lễ cưới công giáo 1

4. Các bước thực hiện nghi thức lễ cưới công giáo

Đầu tiên, đôi uyên ương sẽ đến gặp Cha Xứ (nơi muốn tổ chức địa điểm hôn lễ) để trình bài chuyện trọng đại của mình. Sau đó, Cha Xứ sẽ làm tờ khai hôn phối để đôi trẻ biết được rằng mình có thể theo đạo hay không. Sau đó, cô dâu, chú rể sẽ được tiến hành học giáo lý tiền hôn nhân.

Sau khi hỏi kỹ đôi trẻ về quyết định đến với nhau và cùng chung tay xây dựng một mái ấm hạnh phúc. Cha Xứ sẽ tiến hành làm lời rao hôn phối, điều này sẽ được tiến hành tổng cộng 3 lần vào 3 ngày Chủ Nhật ở hai nhà thờ nơi cặp đôi sinh sống. Việc làm này sẽ có ý nghĩa thông báo đến mọi người về cuộc hôn nhân của đôi bạn trẻ. Nếu cuộc hôn nhân được nhiều người đồng ý, chấp thuận thì họ sẽ chia vui với đôi bạn trẻ, còn nếu mọi người phản đối thì Cha Xứ sẽ xem xét lại. Sau đó, Cha Xứ sẽ là người quyết định ngày thành hôn của đôi trẻ.

Nghi thức hôn phối của đôi trẻ tại nhà thờ sẽ được thực hiện theo 3 phần:

Phần 1: Thẩm vấn đôi uyên ương

Trong nghi thức lễ cưới Công Giáo, bắt buộc phải có người làm chứng và người chứng hôn. Thông thường, Cha Xứ sẽ đảm nhận nhiệm vụ này. Cha Xứ sẽ hỏi đôi bạn trẻ về sự tự do, về tình yêu, hôn nhân và việc đón nhận con cái. Những câu hỏi này nhằm mục đích xác nhận một lần nữa về quyết định đến với nhau của đôi trẻ.

Phần 2: Đôi trẻ trao lời thề hứa

Trong không khí trang nghiêm của buổi lễ tại nhà thờ, đôi trẻ sẽ trao lời nguyện thề trọn đời, trọn kiếp bên nhau dưới sự chứng dám của Chúa và người thân gia đình hai bên.

Trao lời nguyện ước là điều tốt đẹp trong nghi thức lễ cưới công giáo
Trao lời nguyện ước là điều tốt đẹp trong nghi thức lễ cưới công giáo

Phần 3: Cha Xứ làm phép và trao nhẫn cưới

Sau khi Cha Xứ làm phép vào đôi nhẫn cưới, đôi trẻ sẽ trao nhẫn cho nhau thể hiện tình yêu vững bền, thủy chung đến trọn đời. Tiếp theo, đôi vợ chồng cùng linh mục và người chứng sẽ cùng ký tên vào sổ hôn phối. Nhiều trường hợp, việc ký kết này sẽ được thực hiện sau hôn lễ. Sổ này sẽ được lưu giữ trong văn khổ của giáo xứ.

Sau khi thực hiện các nghi thức lễ cưới công giáo, đôi uyên ương sẽ hiểu được tầm quan trọng của hôn nhân, lòng bao dung, chung thủy trong tình yêu, có đức tin sống và luôn có trách nhiệm gìn giữ hạnh phúc cho gia đình.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Juliette về nghi thức lễ cưới Công Giáo. Hi vọng bạn đọc sẽ hiểu được sự thiêng liêng và nét đẹp trong nghi thức đáng quý này!

>>> Xem thêm: Nên hưởng tuần trăng mật ở đâu thì vừa ngọt ngào lại lãng mạn?

Bài viết liên quan

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *