Tất tần tật về thủ tục đám cưới của người Việt

Việt Nam là một trong những đất nước có nền văn hóa phong phú, đa dạng. Khi tìm hiểu về cội nguồn, độc giả sẽ thấy những điều thú vị và thiêng liêng của những nghi thức đó. Đặc biệt là những nét tinh hoa về truyền thống cưới hỏi của dân tộc.

Ngày nay, một đám cưới sẽ được tiến hành theo 3 lễ đó là: lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ cưới thay vì 6 lễ như trước đây. Nếu bạn đang chuẩn bị bước vào cuộc sống hôn nhân thì hãy cùng Juliette tìm hiểu về những thủ tục đám cưới của người Việt qua bài viết dưới đây.

Lễ dạm ngõ – Nghi thức truyền thống quan trọng

Đây là nghi lễ đầu tiên trong thủ tục đám cưới truyền thống nhằm chính thức hóa mối quan hệ giữa hai gia đình. Cuộc gặp gỡ này thường diễn ra trong khuôn khổ gia đình và không cần chuẩn bị quá nhiều sính lễ. Nhà trai sẽ đến nhà gái để đặt vấn đề về việc cho đôi trẻ chính thức đi lại và tìm hiểu nhau kỹ hơn trước khi tiến tới hôn nhân.

Lễ dạm ngõ thường diễn ra trong khuôn khổ gia đình
Lễ dạm ngõ thường diễn ra trong khuôn khổ gia đình

Lễ dạm ngõ được xem là một nét ứng xử văn hóa tốt đẹp giúp hai bên gia đình hiểu rõ về nhau hơn. Theo truyền thống thì nếu bỏ qua bước này và tiến bước đến lễ ăn hỏi thì mọi thứ sẽ trở nên quá đột ngột và ngang tắt, không có khởi đầu.

Lễ vật không quá cầu kỳ, rườm rà
Lễ vật không quá cầu kỳ, rườm rà

Đôi uyên ương cũng có thể tìm hiểu kỹ càng hơn về nghi thức lễ cưới này qua bài viết:

>>> Lễ dạm ngõ trong phong tục cưới hỏi của người Việt

Lễ ăn hỏi – Thủ tục đám cưới không thể bỏ qua

Lễ ăn hỏi hay còn gọi là lễ đính hôn được hiểu là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai dòng họ. Nghi lễ này đánh dấu bước quan trọng trong quan hệ hôn nhân của đôi uyên ương. Điều này đồng nghĩa với việc cô dâu đã trở thành “vợ chưa cưới” của chàng trai và chàng trai cũng đã trở thành “cpn rể tương lai” của gia đình nhà gái.

Lễ ăn hỏi là bước quan trọng trong thủ túc đám cưới truyền thống
Lễ ăn hỏi là bước quan trọng trong thủ túc đám cưới truyền thống

Nhà trai sẽ mang lễ vật sang nhà gái để thể hiện lòng biết ơn chân thành đến công ơn nuôi dạy, dưỡng dục cô dâu của nhà trai đối với bố mẹ cô dâu. Lễ vật sẽ được bên nhà gái tiếp nhận và xem như đã đồng ý gả con gái cho bên đằng nhà trai.

Tùy theo phong tục, văn hóa ở từng vùng miền sẽ có sự chuẩn bị về lễ vật khác nhau. Tuy nhiên, thông thường số mâm quả vẫn là số chẵn, điều này tượng trưng cho ý nghĩa “có đôi có cặp”. Sau buổi gặp mặt này thì hai bên gia đình sẽ thống nhất về ngày lành, tháng tốt để tổ chức lễ cưới cho đôi uyên ương.

Tất tần tật về thủ tục đám cưới của người Việt 1

Vậy thành phần tham gia trong buổi lễ này gồm những ai và phải chuẩn bị những lễ vật gì? Hãy cùng Juliette tìm hiểu về:

>> Tất tần tật những điều cần biết về lễ ăn hỏi của người Việt

Lễ cưới trong phong tục cưới hỏi của người Việt

Lễ cưới là nghi thức cuối cùng trong thủ tục đám cưới truyền thống của người Việt. Trong đó bao gồm 3 nghi thức:

Lễ xin dâu

Nghi lễ này được thực hiện trước giờ đón dâu, mẹ chú rể sẽ cùng những người đại diện trong gia đình sẽ đến nhà gái và đem cơi trầu cũng như chai rượi để báo trước giờ đoàn dâu sẽ đến đón. Điều này giúp nhà gái yên tâm để chuẩn bị cho lễ cưới sắp được diễn ra một cách thuận lợi nhất.

Trình tự lễ rước dâu

Trong thủ tục đám cưới của người Việt thì dù nhà trai có đi bằng phương tiện gì để đón dâu đi chăng nữa thì trước khi bước vào nhà gái thì cũng phải “chỉnh chu” lại mọi thứ từ đội hình cho đến trang phục. Đoàn nhà trai sẽ bao gồm người đại diện, bố chú rể, chú rể, bạn bè và người thân.

Sau khi bước vào nhà gái thì người lớn hai bên gia đình sẽ ngồi lại nói chuyện. Người đại diện nhà trai sẽ đứng dậy để phát biểu về việc chính thức xin rước dâu về. Khi được sự đồng ý của bên nhà gái thì chú rể sẽ vào trong phòng để trao hoa và dẫn cô dâu ra ngoài để chào hỏi mọi người và thắp nén hương lên bàn thờ tổ tiên thể hiện lòng thành kính.

Tiếp đến, cha mẹ cô dâu sẽ dặn dò đôi trẻ về những điều “nên” trong hôn nhân để gìn giữ cuộc sống gia đình hạnh phúc. Sau đó, đại diện bên nhà trai sẽ xin phép được đón cô dâu về để làm lễ bên nhà chú rể. Một số thành viên bên nhà gái cũng sẽ theo đoàn dẫn dâu sang bên nhà trai để chia sẻ niềm vui đám cưới cùng đôi trẻ.

Tùy vào văn hóa mỗi địa phương sẽ có nghi thức rước dâu khác nhau
Tùy vào văn hóa mỗi địa phương sẽ có nghi thức rước dâu khác nhau

Sau khi về đến nhà trai thì đôi uyên ương sẽ thực hiện việc thắp hương lên bàn thờ gia tiên của dòng họ bên chồng. Sau đó, đôi trẻ sẽ bước ra ngoài để thực hiện nghi thức lễ cưới theo phong tục của bên nhà trai.

>> Lễ rước dâu trong truyền thống cưới hỏi của người Việt

Lễ lại mặt

Đây là một trong những nghi thức trong thủ tục đám cưới vô cùng quan trọng của người Việt. Sau ngày cưới, mẹ chồng sẽ chuẩn bị một mâm cỗ nhỏ để đôi vợ chồng trẻ mang về nhà gái. Thời gian diễn ra lễ lại mặt thường là 1 đến 4 ngày sau lễ cưới.

Đối với trường hợp hai bên gia đình ở gần nhau thì lễ lại mặt sẽ diễn ra buổi sáng. Tuy nhiên, nếu khoảng cách giữa hai nhà quá xa thì có thể tổ chức vào thời gian phù hợp nhất cho việc di chuyển của đôi trẻ.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Juliette về thủ tục đám cưới truyền thống của người Việt. Hi vọng bạn đọc sẽ có cái nhìn tổng quan về những nghi thức tốt đẹp và đầy ý nghĩa này!

Bài viết liên quan

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *